海外事業部 ベトナム/フエ事業所

2016年12月05日

[Có tiếng Việt]朝日新聞で、介護人材養成コースを取り上げてもらいました。

シンチャオっ!!

雨季真っ只中のフエです。

ここ2週間程、太陽を見ることも無く、毎日毎日降り続きます。
基本的にはジリ雨で、時に風を伴う大雨です。
町のそこかしこでは、冠水、洪水の被害も出ています。

さて、今日の朝日新聞で朝刊で、
フエの介護人材養成コースについて、取り上げてもらいました。

先月18日に、約1年半の継続審議を経てようやく参議院で可決された、技能実習制度に関連する法案。
コースで学ぶ生徒たちの、日本で働くための道筋がまた一つ確実なものになりました。
その技能実習制度に関する特集記事です。

詳しくは、下のPDFファイルをクリックしてご覧ください。

2016.12.05 朝日新聞「介護人材”輸出” アジアで過熱」.pdf

また、朝日新聞デジタル版では、介護人材養成コースの介護授業の様子も動画でご覧いただけます。

チャオ

Sự nóng lên của thị trường“xuất khẩu” nhân lực ngành chăm sóc tại Châu Á

Hướng đến mở rộng ngành nghề thực tập sinh

Theo như ước tính, người nước ngoài làm việc tại các cơ sở chăm sóc sẽ tăng mạnh kể từ năm sau. Vì con đường tiếp nhận thực tập sinh được mở rộng nên các nước Châu Á đã bắt đầu cuộc chiến tuyển chọn nguồn nhân lực. Tuy nhiên lần này khác với khung chương trình Hiệp hội đối tác kinh tế (EPA) và chưa có quy chuẩn chính xác cho nguồn nhân lực được đưa sang nên việc xây dựng các quy định cũng là một thách thức trong tương lai.

Đầu tiên là nhìn thấy được năng khiếu

Giữa tháng 11, tiếng Nhật đã được vang lên trong một căn phòng ở tỉnh Yango, thành phố lớn nhất Myanma.
“ Vậy thì tôi sẽ nói. Thực sự, tôi sợ bánh bao”

5 bạn nam và nữ ở độ tuổi 20 đã đọc to câu chuyện hài ngày xưa “ Tôi sợ bánh bao”. Các bạn đọc to rồi cười vui vẻ và nói với nhau bằng tiếng Nhật “ Đây đúng là một câu chuyện hài” 5 bạn này sẽ có 1 năm rèn luyện với mục tiêu hướng đến là làm việc tại cơ sở chăm sóc của Nhật

Ở lớp học này Cơ quan tuyển dụng cho công ty Nhật Bản hoạt động tại nước ngoài (JSAT) tháng 7 năm ngoái đã phối hợp với tổ chức Y tế đồng thành lập. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đã được chuyên môn hóa với lĩnh vực chăm sóc. Đầu tiên, để nhìn nhận rõ năng khiếu, người học phải có 1 tháng học tập trên lớp sau đó là 1 tháng thực tập tại viện dưỡng lão. Chỉ những người hoàn thành được công việc giặt tã và dọn dẹp thì mới được chuyển sang học tiếng Nhật. Mục tiêu đề ra là năng lực tiếng Nhật mức độ 3 trở lên (Trình độ có thể hiểu và sử dụng được tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày). Ngài giám đốc Mitsuru nhiệt tình chia sẻ rằng “Nếu không có hứng thú trong công việc Chăm sóc thì khi bắt đầu công việc ở Nhật, các em sẽ cảm thấy mệt mỏi với công việc rồi bỏ trốn ra ngoài. Tôi muốn minh chứng rằng nếu đào tạo các em một cách kỹ lưỡng thì sẽ xuất hiện những nhân tài”. Bạn VI TI TUY sau khi đậu kỳ thi năng khiếu và học tiếng Nhật từ tháng 6 đã bày tỏ nguyện vọng muốn làm việc tại cơ sở Chăm sóc tại Nhật Bản để kiếm tiền phụng dưỡng người bà của mình và nuôi dưỡng ước mơ “Muốn góp phần công sức vào Đạo Cơ Đốc giáo, lúc nào đó sẽ quay lại quê hương dựng xây nhà Dưỡng lão.”

Điểm chú ý tại Mianma

Nguồn nhân lực tại các cơ sở chăm sóc của Nhật đang thiếu hụt một cách trầm trọng, tính đến năm 2025 sẽ thiếu 380 ngàn người. Viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt tại Tokyo, năm nay đã không thể tuyển được người thông qua hoạt động tuyển dụng, vì vậy đã trả 12 triệu yên cho Công ty điều động nhân lực để đảm bảo số lượng 20 người. Người phụ trách của một cơ sở Chăm sóc khác đã tiết lộ rằng“Nếu thực tập sinh làm việc 5 năm thì mỗi người sẽ phải trả tiền môi giới là 1 triệu yên cho đến 2 triệu yên”.

Trung Quốc là nước đã đưa nhiều Thực tập sinh sang Nhật Bản nhất nhưng những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế số người có nguyện vọng tham gia đã giảm thiểu. Myanma là quốc gia có dân số trên 5 triệu người, độ tuổi trung bình là 27,1 tuổi và đang thu hút sự chú ý với tư cách là một đất nước có nguồn xuất khẩu lao động.

 Một góc ở Yangon rải rác các văn phòng đưa người lao động như là thợ gò hàn sang làm việc tại các vùng ở Nhật Bản như là CHIBA và TSU. Người phụ trách có thâm niên dán thông báo“Tuyển dụng nhân viên chăm sóc”và hé lộ bí mật trong việc tuyển người“Do nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi không đủ nên sẽ tuyển và đưa đi đến mức có thể”

Số tiền môi giới sẽ được tăng lên tùy theo trình độ năng lực tiếng Nhật của người lao động mà bên phía cơ sở của Nhật yêu cầu, “Hiểu được tiếng Nhật cơ bản ở mức độ 4 sẽ là 200 nghìn yên, ở mức độ 3 sẽ là 300 nghìn yên”. Nếu trao thêm một phần khác dưới dạng học bổng cho người có nguyện vọng tham gia thực tập thì đó chính là chiến lược để có thể tuyển được nhiều người hơn so với công ty khác. Hiện tại, mục tiêu đề ra là 1 tháng sẽ đưa 70 người đi. Ở Mianma có 200 cơ quan được cấp phép cung ứng nguồn lao động ra nước ngoài. Trong khoảng 2 năm gần đây đã có nhiều cơ sở chăm sóc ở Nhật đến hỏi thăm liên tục.

Mùa hè năm ngoái, đã có lời hỏi thăm dành cho cơ quan xuất khẩu lao động quy mô lớn rằng: “Có thể đào tạo trên 50 người dành cho viện dưỡng lão của tỉnh Miyagi không?” Ngay lập tức trên trang Facebook đăng tải “Sẽ dạy tiếng Nhật từ trình độ số 0. Tuyển người quan tâm đến công việc chăm sóc”. Chỉ trong khoảng thời gian tháng 9 năm ngoái đã tiếp nhận được 40 người. Cho học viên mượn ký túc xá và dạy tiếng Nhật, nhưng dự luật tại Nhật mãi chưa được thông qua, nên hơn một nửa trong số đó vì mất hết kiên nhẫn đã chuyển sang ngành khác và đến Nhật. Thế nhưng người phụ trách vẫn kỳ vọng rằng“Mặc dù tốn thời gian và tiền bạc, nhưng nếu có thể đưa nguồn nhân lực chăm sóc sang thì chúng tôi vẫn có thể lấy lại được những gì đã mất”

Thực chất, mục đích của chế độmục đích của việc ra nước ngoài kiếm tiền đang dậm chân tại chỗ.

Việc tiếp nhận nhân viên chăm sóc thì con đường EPA đã đi trước. Thế nhưng, khác với chương trình EPA- đã được chính phủ thông qua với yêu cầu bằng cấp nhất định, thì với nguồn nhân lực chăm sóc là thực tập sinh lại chưa có tiêu chí rõ ràng. Mục đích của chế độ là hoàn trả nguồn nhân lực chăm sóc cho các nước đang phát triển cũng đang dậm chân tại chỗ. Giám đốc tại một cơ sở dưỡng lão ở Mianma khẳng định rằng“Tôi không muốn tuyển một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực tập sinh. Khác với Nhật Bản, sẽ chăm sóc như là “khách hàng”, phương châm chăm sóc của chúng tôi là sẽ hỗ trợ và giúp đỡ như là “người trong gia đình”. Một công ty xuất khẩu lao động ở Yangon lại khẳng định rằng“Mục đích sang Nhật là để kiếm tiền.”

Nếu kinh tế phát triển thì thực tập sinh sẽ không còn mặn mà nữa. Một người lãnh đạo ở Yangon chỉ ra rằng: “Có thể gửi nhân viên chăm sóc sang với mức lương 200 nghìn yên 1 tháng như hiện giờ thì chỉ còn khoảng 5 năm nữa thôi”

Vào năm này, không tính đến Trung Quốc, thì Việt Nam chính là nơi đưa nhiều thực tập sinh kiểu mới sang làm việc nhiều nhất. Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Aomori, Tập đoàn pháp nhân ở thành phố Mutsu, thuộc tỉnh Aomori đã liên kết với trường Đại học Y dược Huế thuộc miềnTrung và vào tháng 10 năm ngoái, đã tổ chức khóa Đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc với thời gian đào tạo là 10 tháng . Cho nhân viên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lưu trú tại đó và hướng đến mục tiêu đào tạo tiếng Nhật cũng như kỹ thuật chăm sóc ngay nước sở tại để các học viên luôn trong tư thế sẵn sàng.

“Hướng ánh mắt đến người sử dụng và hỏi xem muốn mặc bộ áo quần nào? Ngay cả người lớn tuổi cũng muốn mặc những bộ áo quần mình tự chọn.”

Tiết học giữa tháng 11, Thầy Koseki Hiroyuki (42 tuổi)vừa cho xem hình ảnh chăm sóc của nhân viên chăm sóc người Nhật bằng video, vừa truyền đạt kiến thức một cách tận tâm. Học viên Nguyễn Thị Tài đã nhăn mặt khi xem hình ảnh nhân viên chăm sóc lấy răng giả của người sử dụng ra để cọ rửa. Bạn ấy đã rất ngạc nhiên vì“em không nghĩ đây cũng là công việc của nhân viên chăm sóc”nhưng bạn ấy đã tâm sự rằng “Việc nhìn vào mắt của người sử dụng thật là tốt, làm công việc chăm sóc dường như mình đã trở thành người tốt.”

Ngài giám đốc điều hành Nakayama Tatsumi (64 tuổi)của Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Aomori cảm thấy cần phải tạo ra một nơi làm việc cho người làm công tác chăm sóc sau khi họ trở về Việt Nam. “Chúng ta cần phải có quy tắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực nước ngoài và phải tạo ra vòng tròn phát triển nhân lực. Tuy nhiên những nhân lực đó sẽ chẳng đến với những đất nước có ý định lợi dụng nguồn lao động giá rẻ.” (Matsukawa Nozomi)

〈Chế độ thực tập sinh người nước ngoài〉được thành lập vào năm 1993 nhằm mục đích đưa kỹ năng và kiến thức sang các nước đang phát triển. Hiện tại đã tuyển được 210 nghìn người trong các lĩnh vực như:Máy móc, sợi, xây dựng v.v.. Vì bị đối xử như nguồn lao động tạm thời giá rẻ, nên cộng đồng quốc tế đã gia tăng sự chỉ trích đối với việc “Cưỡng bức lao động”, Quốc hội đang tiến hành sự hợp lý hóa trong chế độ. Cùng với việc đưa ngành chăm sóc vào trong các ngành nghề và thành lập các luật pháp liên quan. Đến tháng 11 năm sau sẽ được đem ra áp dụng. 

一覧ページへ

各種お問い合わせはこちら

お気軽にお問い合わせください!

お問い合わせフォーム

お電話でのお問い合わせ

TEL:+84-91-784-7410

  • みちのく荘サービス検索

このページの上へ